TTẬP HUẤN GDHS KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP
VÀ CÁCH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ THEO TT 27/2020/TT-BGDĐT
Chiều ngày 24/10/2024, trường Tiểu học Thống Nhất đã tổ chức chương trình tập huấn về giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật, nhằm trang bị thêm cho giáo viên các kỹ năng, kiến thức để hỗ trợ các em học sinh khuyết tật trong quá trình học tập. Đồng thời, các giáo viên cũng được tập huấn kĩ năng ra đề kiểm tra định kì cho HS theo TT 27/2020 quy định đánh giá HS tiểu học.
Chương trình tập huấn đã cung cấp cho giáo viên kiến thức quan trọng về các dạng khuyết tật khác nhau như khuyết tật vận động, thính giác, thị giác, trí tuệ, và tâm thần. Với mỗi loại hình khuyết tật, giáo viên được hướng dẫn phương pháp nhận diện và cách thức hỗ trợ phù hợp, nhằm đảm bảo các em có thể tham gia học tập một cách hiệu quả và hòa nhập cùng các bạn trong môi trường giáo dục chung.
Trong quá trình tập huấn, Phó Hiệu trưởng Vũ Thị Thạo nhấn mạnh các nguyên tắc và phương pháp cần thiết khi tiếp cận học sinh khuyết tật:
Bằng những nỗ lực và sự tâm huyết của đội ngũ giáo viên, trường Tiểu học Thống Nhất đang không ngừng tạo điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh khuyết tật đều được học tập và phát triển theo khả năng của mình. Hoạt động này không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội của nhà trường mà còn là bước tiến quan trọng để đảm bảo quyền lợi giáo dục cho tất cả học sinh.
Để triển khai hiệu quả Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020 quy định về đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, giáo viên nhà trường đã tham gia buổi tập huấn dưới sự hướng dẫn của đồng chí Phó Hiệu trưởng Vũ Thị Thạo nhằm hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của thông tư. Qua buổi tập huấn, giáo viên nắm vững các nguyên tắc và tiêu chí mới trong đánh giá học sinh. Điểm nổi bật của Thông tư là chuyển đổi từ cách đánh giá truyền thống sang đánh giá dựa trên quá trình, với sự chú trọng vào các phẩm chất và năng lực của học sinh.
Các tiêu chí chính bao gồm đánh giá thường xuyên, định kỳ và xếp loại học lực, giúp giáo viên dễ dàng theo dõi và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh qua từng giai đoạn học tập. Đặc biệt, Thông tư 27 không chỉ đánh giá kiến thức mà còn quan tâm đến kỹ năng mềm và các kỹ năng thực hành của học sinh, hướng đến phát triển toàn diện.
Song song với việc áp dụng Thông tư 27, việc xây dựng đề kiểm tra định kỳ cũng được đặt ra nhằm phù hợp với các yêu cầu mới. Giáo viên được hướng dẫn cách thiết kế đề kiểm tra không chỉ tập trung vào lý thuyết mà còn khuyến khích các câu hỏi mở, câu hỏi gắn liền với thực tiễn, giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đề kiểm tra định kỳ được xây dựng với 3 mức độ câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, giúp phân loại học sinh theo năng lực. Buổi tập huấn chú trọng nhấn mạnh cách ra đề đối với học sinh lớp 5 vì năm nay là năm dầu tiên lớp 5 thực hiện chương trình mới và áp dụng Thông tư 27 vào việc đánh giá, xếp loại học sinh.
Việc tập huấn về Thông tư 27 và xây dựng đề kiểm tra định kỳ không chỉ là bước tiến trong đổi mới giáo dục mà còn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đảm bảo mỗi học sinh được đánh giá một cách công bằng, toàn diện, phù hợp với sự phát triển của từng em.
Một số hình ảnh buổi tập huấn:
Tin bài: Cô giáo Vũ Thị Thạo-Phó Hiệu trưởng